ĐỐI TƯỢNG & ĐIỀU KIỆN DỰ THI

  1. Bao bì dự thi năm 2022 là bao bì cho các ngành hàng:

  • Trái cây;

  • Thực phẩm đông lạnh;

  • Chất tẩy rửa

  1. Đối tượng gửi bao bì dự thi: Doanh nghiệp sản xuất bao bì. Doanh nghiệp có cán bộ, chuyên gia tham gia Hội đồng Giám Khảo không dự thi.

  2. Doanh nghiệp gửi bao bì dự thi phải cam kết tuân thủ đúng quy định pháp luật.

  3. Bao bì dự thi đã được đưa ra thị trường ít nhất 3 tháng tính đến ngày doanh nghiệp gửi hồ sơ dự thi (theo dấu bưu điện) và chưa đạt được giải thưởng nào.

  4. Mỗi doanh nghiệp được gửi tối đa 05 bài dự thi.


ĐỊNH NGHĨA BAO BÌ TRÁI CÂY

Thông thường, miền Nam gọi trái, miền Bắc gọi quả, trái cây và hoa quả có thể được hiểu là đồng nghĩa.

Trái cây là cấu trúc mang hạt của những loại thực vật có hoa, được hình thành trong bầu nhụy sau khi thụ phấn (còn gọi là nở hoa).

Trái cây có thể sấy khô, đóng hộp, tươi, đông lạnh, và có thể để nguyên trái hoặc cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn.

Theo thực vật học, trái cây cũng có nhiều điều lý thú.

Ví như, cây điều, ở miền Nam còn gọi là đào lộn hột, có tên Latinh là Anacardium occidentale. Phần thu hoạch chính của cây điều là quả gồm 2 phần: quả giả là phần phình to hơn phát triển từ cuống hoa, dài 8-10cm tùy tuổi cây, đường kính 4-8 cm, và có nhiều màu sắc: đỏ, tím, vàng… Và quả thật là phần ở bên dưới, hay còn thường bị nhầm là hạt, có vỏ cứng ở bên ngoài bọc lấy nhân hạt ở trong có hình thận, màu vàng trắng.

Ví như, cây lúa, là loài thực vật thuộc một nhóm các loài cỏ đã thuần dưỡng. Các hoa nhỏ, màu trắng sữa, tự thụ phấn mọc thành các cụm hoa phân nhánh cong hay rủ xuống, dài 35–50 cm. Hạt là loại quả thóc (hạt nhỏ, cứng của các loại cây ngũ cốc) dài 5–12 mm và dày 1–2 mm. Sản phẩm thu được từ cây lúa là hạt lúa, hoặc còn gọi là thóc. Vì thành của quả và hạt của loại này hợp nhất thành một khối duy nhất và là loại quả khô do đó không cần tách rời cách gọi quả và hạt dành cho các loại cây này. Chính xác thì ta gọi là quả thóc nhưng gọi là hạt thóc cũng không sai.

Hạt điều cũng như lúa mì, lúa, ngô thuộc dạng quả thóc, là một loại quả đơn khô – hình thành từ một lá noãn và không nứt khi chín. Vỏ quả lúc này hợp nhất với lớp áo hạt mỏng.

Các loại trái cây dễ bị nhầm lẫn: hạt cà phê, hạt dẻ cười, hạt điều, hạt hạnh nhân, hạt oliu, hạt lúa (gạo), ngô (bắp), quả lạc (đậu phộng),… đều là trái cây, được dự thi ngành hàng bao bì dành cho Trái cây.

ĐỊNH NGHĨA BAO BÌ THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH

“Thực phẩm” - “thực” nghĩa là ăn, “phẩm” nghĩa là vật phẩm - là bất kỳ vật phẩm nào được con người ăn hoặc uống nhằm tạo chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết duy trì sự sống.

Thực phẩm có thể ở dạng tươi sống hoặc đã qua chế biến, sơ chế, chế biến, bảo quản và được đưa vào cơ thể qua hình thức ăn hoặc uống. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm”

Đa số thực phẩm có nguồn gốc thực vật, có thể dùng được nhiều bộ phận khác nhau như thân, lá, hoa, quả, hạt, rễ (củ).

Thịt là một trong những ví dụ điển hình về thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, nó có thể là một cơ quan hoặc một bộ phận nào đó của cơ thể động vật.

Các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật rất đa dạng, như sữa, các chế phẩm từ sữa; những động vật đẻ trứng và trứng của chúng (trứng gà, trứng cút,...) và các cơ quan nội tạng của động vật

“Đông lạnh thực phẩm” là quá trình hạ thấp nhiệt độ của thực phẩm tới khi các phân tử nước hoặc chất lỏng có trong nó được đóng rắn (hay còn gọi là đóng băng) và sau đó được lưu trữ ở nhiệt độ phù hợp theo quy định. Phương pháp này nhằm làm chậm quá trình phân hủy của thực phẩm và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại, tăng thời gian bảo quản.

Có nhiều phương pháp cấp đông thực phẩm khác nhau nhưng chủ yếu được chia làm 2 loại: đông lạnh nhanh cryogenic và đông lạnh chậm.

Theo nhiều chuyên gia, đông lạnh bằng nitơ chi phí rất cao, chỉ cần đông lạnh ở nhiệt độ âm 35 đến âm 40 độ C là đạt. Chúng tôi ủng hộ ý kiến này.

Tài liệu

1. Định nghĩa Thực phẩm: Theo luật “An toàn thực phẩm” 2010 và định nghĩa theo luật về Thực phẩm của Wikipedia/ Luật về Thực phẩm Tiếng Đức

Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn/uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc là và các chất sử dụng như dược phẩm.


2. Định nghĩa Thực phẩm (theo wikipedia tiếng Việt)

“Thực phẩm (“thực” nghĩa là ăn, “phẩm” nghĩa là vật phẩm) là bất kỳ vật phẩm nào được vật thể sống như con người/ động vật/ cây cối hấp thu vào cơ thể tạo chất (dinh dưỡng và năng lượng) cần thiết duy trì sự sống”

Định nghĩa này bao gồm thức ăn và thức uống. Ngoài thực ăn cho người thì thức ăn cho động vật, thậm chí là phân bón dinh dưỡng cho cây cũng rơi vào hạng mục này.

Nước lọc uống bao gồm nước và các khoáng chất nên cũng là một dạng thực phẩm.


3. Theo định nghĩa của từ điểm Cambrige:

Thực phẩm (Food) là những thứ mà con người/ động vật/ cây cối thu nạp vào và nhờ đó có thể sống được

Nguồn: https://dictionary.cambridge.org/vi/dictionary/english/food


4. Theo từ điển Collins thì Thực phẩm là thứ chứa chất dinh dưỡng như tinh bột, đạm, chất béo, vitamin… có thể được cơ thể sống hấp thu vào và biến thành năng lượng và mô cơ thể.

Nguồn: https://www.collinsdictionary.com/dictionary/english/food


5. Theo Wikipedia tiếng Anh

Thực phẩm là bất kỳ chất nào được tiêu thụ để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho sinh vật, ví dụ như chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin hoặc khoáng chất.

Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Frozen_food


6. Theo wikipedia tiếng Việt

Thực phẩm (chữ Hán: 食品; thực nghĩa là "ăn"; phẩm trong "vật phẩm"), cũng gọi là thức ăn là bất kỳ vật phẩm nào, bao gồm chủ yếu các chất: chất bột (cacbohydrat), chất béo (lipid), chất đạm (protein), khoáng chất, hoặc nước, mà con người hay động vật có thể ăn hay uống được, với mục đích cơ bản là thu nạp các chất dinh dưỡng nhằm nuôi dưỡng cơ thể hay vì sở thích.[1] Các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, thực phẩm có nguồn gốc động vật, vi sinh vật hay các sản phẩm chế biến từ phương pháp lên men như rượu, bia.


7. Đông lạnh hay đông đá khi sử dụng với thực phẩm (theo wikipedia) là khi một chất chuyển từ trạng thái lỏng sang rắn khi nhiệt độ của nó giảm dưới nhiệt độ đông đặc.

Đối với Tiêu chuẩn Việt Nam thì các thực phẩm đông lạnh cần được bảo quản ở cao nhất -12 độ C (đối với thịt), -15 độ C (đối với kem) hoặc -18 độ C (đối với thực phẩm nói chung)


8. https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4ng_%C4%91%E1%BA%B7c

9. https://en.wikipedia.org/wiki/Freezing

10. https://vanbanphapluat.co/tcvn-7402-2004-kem-thuc-pham-yeu-cau-ky-thuat

11. https://luattrongtay.vn/ViewFullText/Id/a7028a24-4ac6-4833-8c45-791f9f34f79e

12. https://vanbanphapluat.co/tcvn-7047-2009-thit-lanh-dong-yeu-cau-ky-thuat

ĐỊNH NGHĨA CHẤT TẨY RỬA

Chất tẩy rửa theo phân loại trong các ngành tiêu dùng nhanh chính là:

  1. “Soaps, detergents” including bar soap and laudry detergent – Xà phòng, chất tẩy rửa bao gồm xà phòng miếng, xà phòng nước và bột giặt

  2. Household and industrial cleaning products: household kitchen and bathroon cleaners, dusting, polishing compounds and surfactants – Sản phẩm tẩy rửa gia dụng và công nghiệp: chất tẩy rửa nhà bếp và nhà tắm gia dụng, hợp chất đánh bóng và chất hoạt động bề mặt

Nó có thể gồm:

  • Các chất làm sạch bề mặt

  • Xà bông

  • Giấy, khăn, giấy không dệt… có tẩm xà bông hoặc chất tẩy rửa

  • Nước giặt, nước xả, bột giặt viên, bột giặt nước…

  • Nước rửa bát, nước tẩy bồn cầu, nước tẩy trắng quần áo, nước tẩy đa năng, nước xịt kính, nước tẩy gỉ sắt, …

  • Dầu gội, dầu xả tóc, wax, chất làm thẳng tóc…

  • Nước deo, dung dịch vệ sinh trước/sau cạo râu, nước súc miệng, …

  • Chất chăm sóc móng, chất tẩy trang, dầu thơm, …

Phân loại ngành hàng của ISIC mục ISIC 2424


DANH MỤC SẢN PHẨM ĐƯỢC DỰ THI THEO 03 NGÀNH HÀNG

(trả lời các câu hỏi đến ngày 27/7/2022)

Danh mục SP dự thi theo 3 ngành hàng (27.7.22)